Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Vietjet ký các hợp đồng, thỏa thuận trị giá 4,7 tỷ USD trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trong số 4,7 tỷ USD Vietjet ký kết có 3,6 tỷ USD là hợp đồng mua 215 động cơ máy bay kèm dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng của CFM.

Ngày 31/5 tại Washington D.C, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur L. Ross, Jr, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và Công ty CFM International- một liên doanh giữa GE và Safran đã ký hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay kèm theo dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng. Hợp đồng này trị giá 3,58 tỷ USD và được thực hiện trong vòng 12 năm.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hãng định hướng sử dụng những dòng máy bay và động cơ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và dòng động cơ theo hợp đồng này giúp Vietjet tiết kiệm tới 15% lượng nhiên liệu tiêu hao, kèm theo các dịch vụ toàn diện về bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.

Cũng trong dịp này, Vietjet và Công ty GECAS thuộc tập đoàn GE đã ký Bản Ghi nhớ Hợp đồng cung cấp tài chính Thuê mua tàu bay trị giá 1 tỷ USD cho 10 máy bay mà VietJet đặt hàng từ các nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, Vietjet cũng đã ký kết với tập đoàn Honeywell Aviation hợp đồng cung cấp và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ phụ (APU) cho 98 máy bay trị giá 180 triệu USD. Thoả thuận này sẽ giúp đội bay của Vietjet được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Hà Mai

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

FLC Faros thông qua kế hoạch mua lại gần 25% vốn “ông lớn” khai thác đá tự nhiên AMD

FLC Faros vừa thông qua chủ trương mua lại tối đa tới 24,9% vốn điều lệ Công ty AMD. Sau khi thương vụ hoàn tất, FLC Faros sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của AMD.

Ngày 31/5/2017, CTCP Xây dựng FLC Faros (mã ROS) công bố nghị quyết thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư và khoáng sản AMD Group (mã AMD).

Theo đó, FLC Faros thông qua chủ trương mua lại tối đa tới 24,9% vốn điều lệ Công ty AMD.

Cổ phần AMD hiện tại chủ yếu nằm trong tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp cũng chỉ nắm gần 6% cổ phiếu.

Sau khi thương vụ hoàn tất, FLC Faros sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của AMD.

AMD Group đang nổi lên như một “ông lớn” trong ngành khai thác đá tự nhiên. AMD hiện đang có 2 nhà máy, 3 mỏ khai thác và chế tác đá tự nhiên tại Thanh Hóa được đầu tư đồng bộ với hệ thống nhà máy có công nghệ máy móc hiện đại, mỏ có trữ lượng lớn, gần đường, chủng loại đá phong phú.

FLC Faros là đơn vị triển khai đầu tư, thi công nhiều dự án có giá trị lớn như quần thể sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình; quần thể sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Hạ Long; FLC Grand Hotel Sầm Sơn; FLC Lux City Sầm Sơn (thuộc giai đoạn 2 – dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn)… Ngoài ra, đây cũng là chủ đầu tư của nhiều dự án như Học viện Golf FLC Quy Nhơn, Tổ hợp khách sạn 5 sao - trung tâm thương mại và nhà ở FLC Sea Tower Quy Nhơn, công viên động vật hoang dã Quy Nhơn,…

Kết thúc năm tài chính 2016, FLC Faros ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.543 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 470 tỷ đồng, tăng 181% so với kế hoạch năm.

Theo Hoàng Hà

BizLive

Đọc tiếp »

Vinalines bán tàu không thu hồi đủ vốn đầu tư nhằm cắt lỗ kéo dài

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa có đề xuất bán tàu Vinalines Trader có trọng tải 69.614 DWT đang kinh doanh thua lỗ để giảm bớt khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mặc dù phải chấp nhận thực tế là việc bán tàu sẽ không thu hồi đủ vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Theo báo cáo của Vinalines, tàu Vinalines Trader được mua vào ngày 24/9/2010 với trị giá hơn 541,3 tỷ đồng, giá trị còn lại đến 30/6/2017 khoảng 105,8 tỷ đồng. Sau khi tính toán, giá trị thu hồi dự kiến của Vinalines đưa ra con số chỉ còn 97 tỷ đồng.

Lý giải về nguyên nhân bán tàu không thu hồi được vốn đầu tư, lãnh đạo Vinalines cho rằng, chỉ số BDI (chỉ số cho thuê tàu hàng khô) trung bình trong 5-7 năm qua chỉ dao động quanh mức 1.000 - 1.500 điểm, mức này chỉ bằng 1/4 đến 1/3 mức trung bình của năm 2010 (thời điểm lập dự án và triển khai mua tàu Vinalines Trader với giá cho thuê trung bình dự kiến cho cả đời dự án tàu Vinalines Trader khoảng 29.000 USD/ngày).

Hơn nữa, do nguồn cung tàu tăng trong khi nền kinh tế thế giới tại các nước Mỹ, Trung Quốc, châu Âu suy thoái, tăng trưởng chậm lại làm cho nhu cầu vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng suy giảm đã ảnh hưởng đến chỉ sổ vận tải biển BDI tiêu cực, rất thấp.

Đặc biệt, giá cước trung bình trên thế giới cho cỡ tàu như Vinalines Trader (với tàu dưới 10 tuổi) trong các năm qua chỉ đạt trung bình khoảng 3.000 - 4.000 USD/ngày, thậm chí có giai đoạn tàu không có khách hàng thuê hoặc khách hàng trả giá thuê rất thấp chỉ khoảng 2.000 - 3.000 USD/ngày (thấp hơn cả chi phí hoạt động của tàu).

Về yếu tố chi phí vốn đầu tư tàu (khấu hao, lãi vay, chênh lệch tỷ giá), theo lãnh đạo Vinalines, tàu VinalinesTrader được đầu tư trong giai đoạn thị trường vận tải biển phục hồi, hưng thịnh với giá trị đầu tư lớn, bằng 100% nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thương mại và lãi suất ban đầu rất cao nên có chi phí vốn từ khi khai thác đến thời điểm hiện tại rất lớn, trung bình các chi phí này khoảng 13.500 USD/ngày.

Mặt khác, tàu Vinalines Trader có tuổi tàu già (20 tuổi) với thiết kế lạc hậu, tình trạng kỹ thuật kém, hỏng hóc nhiều, với vòng đời khai thác không còn nhiều, chi phí duy trì hoạt động khai thác phát sinh lớn như sửa chữa, vật tư, phụ tùng... tiêu hao nhiên liệu lớn, cảng phí phát sinh rất lớn (chi phí tàu Vinalines Trader trung bình trong 7 năm qua khoảng 18.000 USD/ngày).

“Chưa kể, thị trường cho phân khúc các tàu này rất khó khăn, cạnh tranh gay gắt nên kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới dự kiến không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Kết quả sản xuất kinh doanh tàu đến hết 2016 lỗ 641 tỷ đồng, đặc biệt việc khai thác tàu không đủ bù đắp chi phí hoạt động, càng tiếp tục khai thác tàu thì sẽ phát sinh số lỗ càng lớn và không có khả năng trả nợ,” lãnh đạo Vinalines phân tích thêm.

Bên cạnh đó, phía Vinalines cũng đưa ra giả thiết trường hợp Vinalines tiếp tục khai thác đến năm 2019 thì chi phí duy tu, bảo dưỡng rất lớn, tàu sẽ không đảm bảo an toàn hàng hải và khai thác. Mặt khác, thị trường thuê tàu dự kiến chưa có tín hiệu phục hồi khiến kết quả kinh doanh của tàu tiếp tục thua lỗ (tính toán dự đoán hơn 97,5 tỷ đồng).

Mặc dù không đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, lãnh đạo Vinalines nhìn nhận việc bán/thanh lý tàu VinalinesTrader là cấp thiết nhằm cắt lỗ, tái cơ cấu đội tàu, giảm gánh nặng tài chính cho Tổng công ty, đặc biệt khi Vinalines chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần (dự kiến ngày 30/9/2017 công bố giá trị doanh nghiệp).

Phía Vinalines dự kiến thời điểm bán tàu Vinalines Trader trước 30/6 tới đây theo hình thức bán đấu giá tàu thông qua tổ chức đẩu giá chuyên nghiệp. Nếu việc đấu giá không thành công sau một lần tổ chức bán đấu giá sẽ chuyển sang hình thức bán chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế./.

Theo Việt Hùng

Vietnam+

Đọc tiếp »

Gỗ Trường Thành trình ĐHCĐ phương án phát hành riêng lẻ 1.000 tỷ đồng theo phương án vay chuyển đổi

Việc phát hành dự kiến hoàn thành trước 30/9/2017.

HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) vừa thống nhất thông qua nội dung trình ĐHCĐ về việc phát hành riêng lẻ tối đa 1.000 tỷ đồng theo phương án vay chuyển đổi của cổ đông hiện hữu và/hoặc nhà đầu tư với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng của VietcomBank.

Việc phát hành dự kiến hoàn thành trước 30/9/2017.

Đồng thời giao ông Hà Hoàng Thế Quang chịu trách nhiệm lập tờ trình phà phương án để trình ĐHCĐ thông qua.

Ngày 25/5 vừa qua Gỗ Trường Thành đã chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến tổ chức từ 22/6 đến 30/6 tới đây tại trụ sở công ty tại Bình Dương.

Quý 1/2017 vừa qua dù doanh thu đạt 213 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, các loại chi phí từ giá vốn, chi phí tài chính, chi phí khác…đều giảm nhưng tính đến cuối quý Gỗ Trường Thành vẫn lỗ 16,7 tỷ đồng – con số này thấp hơn rất nhiều so với số lỗ 68 tỷ đồng quý 1 năm ngoái.

Tổng vay ngắn hạn đến cuối quý còn 2.562 tỷ đồng, giảm được 75 tỷ đồng so với đầu năm. Trong số đó có hơn 933 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng; hơn 36 tỷ đồng nợ đến hạn phải trả còn lại gần 1.600 tỷ đồng là khaorn vay các đối tượng khác và các đối tượng liên quan.

Ngoài ra, HĐQT Gỗ Trường Thành cũng thông qua việc ông Nguyễn Văn Ngọc thay bà Dương Trịnh Thụy Như làm người được ủy quyền công bố thông tin của công ty từ 1/6/2017.

Mai Nguyễn

Theo InfoNet/TTF

Đọc tiếp »

Cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất: Chốt giá trị doanh nghiệp ở mức 3,2 tỷ USD

Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 đạt xấp xỉ 72.880 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng (xấp xỉ 2 tỷ USD).

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để BSR thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. BSR sẽ là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.

Công ty BSR, đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với các sản phẩm chính gồm: Propylene, polypropylene, khí hóa lỏng, xăng RON 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực JET A1, dầu hỏa, dầu Diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh.

Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD).

Ba tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81%. Trong 2 năm 2015 và 2016, lợi nhuận sau thuế của BSR đạt lần lượt là 6.000 tỷ và 5.000 tỷ đồng.

Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý IV năm nay và sẽ chào bán ra công chúng khoảng 5 – 6% cổ phần. Phần còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược.

Sắp tới, BSR dự kiến sẽ tiến hành đầu tư dự án nâng cấp mở rộng với quy mô vốn dự kiến lên đến 1,8 tỷ USD.

Trường An

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Để có thể "cất cánh", Viet Bamboo Airlines của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ phải "xếp hàng" rất lâu sau AirAsia, Vietstar Airlines hay SkyViet

Hãng hàng không Tre Việt hiện nay vẫn còn chưa được thành lập mà mới chỉ tồn tại trên nghị quyết của Tập đoàn FLC. Khi thành lập, Tre Việt sẽ phải xếp hàng chờ cấp phép cùng nhiều hãng hàng không khác như Vietstar Airlines, Air Asia hay SkyViet.

Mới đây, Tập đoàn FLC vừa gây bất ngờ khi ra quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).

Hãng hàng không Tre Việt có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, vừa đủ để khai thác 10 tàu bay nếu vận chuyển hàng không quốc tế, hoặc khai thác 30 tàu bay nếu chỉ vận chuyển hàng không nội địa.

Tuy nhiên, hành trình để có thể thực sự bay chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Viet Bamboo Airlines hiện nay vẫn còn chưa được thành lập.

Phía Tập đoàn FLC cho biết, FLC đang giao Tổng giám đốc Lê Thành Vinh chủ trì việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý và tiến hành các thủ tục có liên quan để đăng ký thành lập Tre Việt theo quy định của pháp luật. Như vậy, Hãng hàng không Tre Việt mới chỉ tồn tại trên nghị quyết của Tập đoàn FLC.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam, Cục vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức nào từ phía FLC. Vị này cho biết thêm, việc thành lập hãng hàng không là quyền tự do kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, luật pháp không cấm. Điều đó có nghĩa, về lý thuyết, hãng hàng không mới của FLC hoàn toàn có cơ hội được bay nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Tuy nhiên, xét trong bối cảnh thực tế hiện nay, FLC sẽ phải xếp hàng cùng với một loạt hãng hàng không khác và việc chờ đợi này có thể sẽ rất lâu.

Vietstar Airlines, hãng hàng không có vốn điều lệ 800 tỷ đồng đã công bố kế hoạch bay từ đầu năm 2016 và nhiều lần nộp hồ sơ xin cấp phép bay nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Trong lần xin cấp phép gần nhất, Vietstar Airlines bị từ chối do phải chờ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Bên cạnh đó, danh sách xếp hàng chờ cấp phép còn có hãng hàng không giá rẻ Air Asia sau khi bắt tay với Tập đoàn Thiên Minh và SkyViet (tái cơ cấu từ VASCO).

Việc FLC lấn sân vào lĩnh vực hàng không diễn ra trong bối cảnh thị trường mới chỉ có 4 cái tên gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO, trong đó sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.

Mặc dù số hãng hàng không chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng hạ tầng hiện nay đã quá tải. Sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng đông đúc, khiến các máy bay phải chờ đợi để được cất cánh, hạ cánh, gây ra tình trạng thường xuyên chậm chuyến.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung

1. Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;

c) Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định này;

đ) Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;

e) Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.

5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đăng tải trên báo 03 số liên tiếp các nội dung của giấy phép.

(Điều 10 - Nghị định 92/2016/NĐ-CP)

Theo Hà My

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Ông Hoàng Nam Tiến: Tôi chỉ thưởng chứ chưa phạt ai bao giờ, việc phạt có cấp phó lo

Theo ông Hoàng Nam Tiến, để giữ được người tài trong công ty, phải giữ chân họ bằng cơ hội nghề nghiệp và môi trường làm việc.

Trong chương trình Cafe 8 số thứ 4 trên fanpage CafeBiz, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software đã có những chia sẻ về việc quản trị, về cách dùng và giữ người trong doanh nghiệp và câu chuyện nhân viên rời bỏ công ty.

Chuyện nhân viên bỏ việc

Ông Hoàng Nam Tiến kể: "Khi tôi về F-Soft, tôi có phỏng vấn các bạn rời bỏ công ty, tựu trung lại có mấy lý do. Lý do thứ nhất là do thu nhập thấp. Lý do thứ hai là do các bạn ghét người quản lý trực tiếp.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây chỉ là vấn đề về lý luận. Công ty chúng tôi có 100 business unit (đơn vị kinh doanh - PV), chẳng nhẽ 100 ông quản lý ở đó đều đáng ghét hay sao? Bạn ghét chỗ này bạn có thể xin sang chỗ khác."

Chủ tịch F-Soft khẳng định, việc bất động với lãnh đạo sẽ xảy ra suốt đời, chừng nào còn đi làm thuê thì nhân viên sẽ luôn có bất động với lãnh đạo.

Ông Hoàng Nam Tiến thẳng thắn chia sẻ, số lượng nhân viên rời bỏ ông cũng rất nhiều. "Tuy nhiên, mỗi em rời bỏ tôi, tôi luôn nói rằng, nếu ra ngoài kia có khó khăn, đừng tự ái, đừng tự ti, gọi điện, quay lại làm việc tiếp. Thậm chí, ở F-Soft chúng tôi có hẳn chiến dịch Homing Peugeon - Chim câu về tổ, nghĩa là nhân viên có lỡ ra đi thì quay về cũng không sao cả".

Ngoài ra, theo ông Tiến, ông chưa gặp ai thành đạt, có nghĩa là có vị trí trong xã hội, trưởng thành về mặt kiến thức, có nhiều tiền bạc... bằng cách thay đổi công ty liên tục. Còn chuyện nhảy việc là lựa chọn của từng người, lãnh đạo không lựa chọn thay được.

Cách giữ chân nhân viên của FPT Software

Về chuyện giữ người, theo ông Hoàng Nam Tiến, công ty phải luôn tạo được chính sách, hệ thống, môi trường để tất cả những ai mong muốn được phát triển, mong muốn có thu nhập cao hơn, mong muốn được thành đạt hơn phải được đáp ứng.

"Tôi khẳng định, giữ người bằng lương là cách tệ nhất, vì luôn có công ty khác trả lương cao hơn. Luôn luôn tồn tại một công ty khác nào đấy trả lương cao hơn công ty chúng ta.

Giữ người phải giữ bằng cơ hội, giữ người bằng môi trường.

Giữ người bằng cơ hội có nghĩa là, nếu như hôm nay, công ty chưa trả được lương bằng một công ty nào đấy, thì phải chỉ ra rằng, trong một thời gian ngắn hạn, 2 năm, 3 năm, nếu như em tiếp tục làm ở đây, em sẽ có cơ hội phát triển về nghề nghiệp, về trình độ, về công việc... ở một mức khác hẳn.

Giữ người bằng môi trường là tạo ra một môi trường làm việc, đầu tiên là chuyên nghiệp, đây là điều không hề dễ ở Việt Nam. Tiếp nữa, môi trường phải dân chủ, phải tự do sáng tạo, môi trường phải vui vẻ, thậm chí môi trường còn phải đẹp. Đấy không phải những tiêu chí đầu tiên, nhưng đó là rất nhiều tiêu chí để tạo nên môi trường làm việc."

Chưa từng phạt nhân viên

Nói về chuyện phạt nhân viên, ông Hoàng Nam Tiến cho biết, từ trước đến nay ông luôn luôn ở vị trí đứng đầu dù là đơn vị nhỏ hay đơn vị to. Vì vậy, ông luôn áp dụng chính sách là mình chỉ thưởng nhân viên, còn phạt thì giao cho cấp phó. Vì vậy, vị Chủ tịch FPT Software chưa phạt ai bao giờ.

Theo ông Tiến, sở dĩ có điều này không phải vì ông từ chối trách nhiệm, mà ông nghĩ rằng đây là chuyện phân vai, mình là nhà quản trị thì chỉ thưởng, còn việc phạt sẽ thuộc về người quản lý.

Theo Hà My

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »