Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Đại diện Diễn đàn kinh tế tư nhân: “Nên bỏ khái niệm Kinh tế Tư nhân”

Theo ông Trần Anh Dũng, thay vào đó, nên sử dụng khái niệm: các hoạt động kinh tế CÓ dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế KHÔNG dùng vốn ngân sách.

Tại Hội thảo Đổi mới Doanh nghiệp diễn ra vào ngày 30/05 vừa qua, ông Trần Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Năng lượng Thiên Phú, Đại diện Diễn đàn kinh tế tư nhân, Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam đã phát biểu và nhấn mạnh: “Phải loại bỏ khái niệm Kinh tế Tư nhân”.

Theo ông Dũng, cần phải thay đổi căn bản về tư duy phân biệt đối xử giữa hai hình thái Kinh tế Nhà nước với Kinh tế Tư nhân. Thay vào đó, nên sử dụng khái niệm: các hoạt động kinh tế CÓ dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế KHÔNG dùng vốn ngân sách.

Tại sao?

Đại diện Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam cho rằng, động lực và tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp tóm gọn trong hai yếu tố: Thị trường và Nguồn nguyên liệu.

Nhưng sự tồn tại song song hai hình thái Kinh tế Nhà nước và Kinh tế Tư nhân với những cơ chế và khả năng rất khác nhau về tiếp cận thị trường và tiếp cận nguồn nguyên liệu đã và đang kìm hãm sự phát triển tự nhiên của DN tư nhân.

“Chính phủ sẽ không thể thực hiện tốt vai trò là Chính phủ kiến tạo, không thể thu hút được nguồn vốn tư nhân vào các chương trình hợp tác công tư, không thể huy động được sức mạnh tổng lực của toàn dân tham gia vào phát triển kinh tế đất nước nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì tình trạng con đẻ - con nuôi.” – Chủ tịch của công ty Năng lượng Thiên Phú phát biểu.

Sự thay đổi căn bản về tư duy quản lý kinh tế vỹ mô bắt đầu với sự thừa nhận hai hình thái của hoạt động kinh tế, các hoạt động kinh tế CÓ dùng vốn ngân sách và các hoạt động kinh tế KHÔNG dùng vốn ngân sách, sẽ là điểm khởi đầu kích hoạt cho sự thừa nhận và ủng hộ cho sự phát triển bình đẳng của tất cả các thành phần kinh tế.

Điều đó được thể hiện qua 03 khía cạnh sau:

Các Doanh nghiệp không sử dụng vốn ngân sách được đảm bảo không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bình đẳng khi tham gia thị trường, tiếp cận nguồn vốn, truy cập thông tin, thu hút nhân tài, hay huy động bất kỳ nguồn lực nào khác.

Lợi ích quan trọng mà cam kết này mang lại là số lượng các Doanh nghiệp cần sử dụng vốn ngân sách sẽ được thu hẹp đến mức tối đa vì có thể định hóa một cách cụ thể các loại hình hoạt động kinh tế nào cần thiết phải sử dụng vốn ngân sách. Ví dụ các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, viễn thông công ích, hay các hoạt động về bảo đảm an ninh quốc phòng.

Tiến trình cổ phần hóa các DNNN sẽ được đẩy nhanh và giúp làm giảm gánh nặng lên ngân sách nhà nước, giảm bội chi ngân sách.

Các Doanh nghiệp không sử dụng vốn ngân sách được đảm bảo không bị phân biệt đối xử và được hỗ trợ bình đẳng bởi hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách bao gồm, nhưng không giới hạn, là các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bảo hộ thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, v.v…

Lợi ích quan trọng mà cam kết này mang lại là sự tinh giản đến mức tối đa các cơ chế và chính sách về thuế, hải quan, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Qua đó, tăng cường sự minh bạch trong hoạt động lập pháp và hành pháp, qua đó tạo dựng được niềm tin và sự an tâm trong giới doanh nghiệp về tính ổn định và khả năng dự báo của chính sách, pháp luật.

Điều này sẽ giúp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động đầu tư và mở rộng SXKD, không chỉ đối với các Doanh nghiệp trong nước mà còn có tác động mạnh mẽ tới khuyến khích, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Các Doanh nhân không thuộc khối DNNN sẽ được đảm bảo cơ hội tham gia đóng góp sực lực, trí tuệ trong bộ máy chính quyền.

Điều này cho phép Chính phủ thu hút được một lượng lớn nhân tài là các doanh nhân thành đạt tham gia đóng góp vào công tác quản lý và điều hành kinh tế đất nước.

“Hơn lúc nào hết, tăng cường khả năng thu hút nhân tài vào bộ máy chính quyền và huy động được nguồn lực toàn dân vào phát triển kinh tế đất nước có ý nghĩa sống còn với tương lai của nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những sức ép ngày càng tăng và phải đương đầu với tốc độ thay đổi chóng mặt của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu” – ông Dũng nói.

Thu Nga

Theo Thời đại

Đọc tiếp »

Vietjet ký các hợp đồng, thỏa thuận trị giá 4,7 tỷ USD trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trong số 4,7 tỷ USD Vietjet ký kết có 3,6 tỷ USD là hợp đồng mua 215 động cơ máy bay kèm dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng của CFM.

Ngày 31/5 tại Washington D.C, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur L. Ross, Jr, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và Công ty CFM International- một liên doanh giữa GE và Safran đã ký hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay kèm theo dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng. Hợp đồng này trị giá 3,58 tỷ USD và được thực hiện trong vòng 12 năm.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, hãng định hướng sử dụng những dòng máy bay và động cơ tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường và dòng động cơ theo hợp đồng này giúp Vietjet tiết kiệm tới 15% lượng nhiên liệu tiêu hao, kèm theo các dịch vụ toàn diện về bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo.

Cũng trong dịp này, Vietjet và Công ty GECAS thuộc tập đoàn GE đã ký Bản Ghi nhớ Hợp đồng cung cấp tài chính Thuê mua tàu bay trị giá 1 tỷ USD cho 10 máy bay mà VietJet đặt hàng từ các nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, Vietjet cũng đã ký kết với tập đoàn Honeywell Aviation hợp đồng cung cấp và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ phụ (APU) cho 98 máy bay trị giá 180 triệu USD. Thoả thuận này sẽ giúp đội bay của Vietjet được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Hà Mai

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

FLC Faros thông qua kế hoạch mua lại gần 25% vốn “ông lớn” khai thác đá tự nhiên AMD

FLC Faros vừa thông qua chủ trương mua lại tối đa tới 24,9% vốn điều lệ Công ty AMD. Sau khi thương vụ hoàn tất, FLC Faros sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của AMD.

Ngày 31/5/2017, CTCP Xây dựng FLC Faros (mã ROS) công bố nghị quyết thông qua chủ trương nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư và khoáng sản AMD Group (mã AMD).

Theo đó, FLC Faros thông qua chủ trương mua lại tối đa tới 24,9% vốn điều lệ Công ty AMD.

Cổ phần AMD hiện tại chủ yếu nằm trong tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp cũng chỉ nắm gần 6% cổ phiếu.

Sau khi thương vụ hoàn tất, FLC Faros sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của AMD.

AMD Group đang nổi lên như một “ông lớn” trong ngành khai thác đá tự nhiên. AMD hiện đang có 2 nhà máy, 3 mỏ khai thác và chế tác đá tự nhiên tại Thanh Hóa được đầu tư đồng bộ với hệ thống nhà máy có công nghệ máy móc hiện đại, mỏ có trữ lượng lớn, gần đường, chủng loại đá phong phú.

FLC Faros là đơn vị triển khai đầu tư, thi công nhiều dự án có giá trị lớn như quần thể sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình; quần thể sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Hạ Long; FLC Grand Hotel Sầm Sơn; FLC Lux City Sầm Sơn (thuộc giai đoạn 2 – dự án khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn)… Ngoài ra, đây cũng là chủ đầu tư của nhiều dự án như Học viện Golf FLC Quy Nhơn, Tổ hợp khách sạn 5 sao - trung tâm thương mại và nhà ở FLC Sea Tower Quy Nhơn, công viên động vật hoang dã Quy Nhơn,…

Kết thúc năm tài chính 2016, FLC Faros ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.543 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 470 tỷ đồng, tăng 181% so với kế hoạch năm.

Theo Hoàng Hà

BizLive

Đọc tiếp »

Vinalines bán tàu không thu hồi đủ vốn đầu tư nhằm cắt lỗ kéo dài

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa có đề xuất bán tàu Vinalines Trader có trọng tải 69.614 DWT đang kinh doanh thua lỗ để giảm bớt khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mặc dù phải chấp nhận thực tế là việc bán tàu sẽ không thu hồi đủ vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Theo báo cáo của Vinalines, tàu Vinalines Trader được mua vào ngày 24/9/2010 với trị giá hơn 541,3 tỷ đồng, giá trị còn lại đến 30/6/2017 khoảng 105,8 tỷ đồng. Sau khi tính toán, giá trị thu hồi dự kiến của Vinalines đưa ra con số chỉ còn 97 tỷ đồng.

Lý giải về nguyên nhân bán tàu không thu hồi được vốn đầu tư, lãnh đạo Vinalines cho rằng, chỉ số BDI (chỉ số cho thuê tàu hàng khô) trung bình trong 5-7 năm qua chỉ dao động quanh mức 1.000 - 1.500 điểm, mức này chỉ bằng 1/4 đến 1/3 mức trung bình của năm 2010 (thời điểm lập dự án và triển khai mua tàu Vinalines Trader với giá cho thuê trung bình dự kiến cho cả đời dự án tàu Vinalines Trader khoảng 29.000 USD/ngày).

Hơn nữa, do nguồn cung tàu tăng trong khi nền kinh tế thế giới tại các nước Mỹ, Trung Quốc, châu Âu suy thoái, tăng trưởng chậm lại làm cho nhu cầu vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng suy giảm đã ảnh hưởng đến chỉ sổ vận tải biển BDI tiêu cực, rất thấp.

Đặc biệt, giá cước trung bình trên thế giới cho cỡ tàu như Vinalines Trader (với tàu dưới 10 tuổi) trong các năm qua chỉ đạt trung bình khoảng 3.000 - 4.000 USD/ngày, thậm chí có giai đoạn tàu không có khách hàng thuê hoặc khách hàng trả giá thuê rất thấp chỉ khoảng 2.000 - 3.000 USD/ngày (thấp hơn cả chi phí hoạt động của tàu).

Về yếu tố chi phí vốn đầu tư tàu (khấu hao, lãi vay, chênh lệch tỷ giá), theo lãnh đạo Vinalines, tàu VinalinesTrader được đầu tư trong giai đoạn thị trường vận tải biển phục hồi, hưng thịnh với giá trị đầu tư lớn, bằng 100% nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thương mại và lãi suất ban đầu rất cao nên có chi phí vốn từ khi khai thác đến thời điểm hiện tại rất lớn, trung bình các chi phí này khoảng 13.500 USD/ngày.

Mặt khác, tàu Vinalines Trader có tuổi tàu già (20 tuổi) với thiết kế lạc hậu, tình trạng kỹ thuật kém, hỏng hóc nhiều, với vòng đời khai thác không còn nhiều, chi phí duy trì hoạt động khai thác phát sinh lớn như sửa chữa, vật tư, phụ tùng... tiêu hao nhiên liệu lớn, cảng phí phát sinh rất lớn (chi phí tàu Vinalines Trader trung bình trong 7 năm qua khoảng 18.000 USD/ngày).

“Chưa kể, thị trường cho phân khúc các tàu này rất khó khăn, cạnh tranh gay gắt nên kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới dự kiến không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Kết quả sản xuất kinh doanh tàu đến hết 2016 lỗ 641 tỷ đồng, đặc biệt việc khai thác tàu không đủ bù đắp chi phí hoạt động, càng tiếp tục khai thác tàu thì sẽ phát sinh số lỗ càng lớn và không có khả năng trả nợ,” lãnh đạo Vinalines phân tích thêm.

Bên cạnh đó, phía Vinalines cũng đưa ra giả thiết trường hợp Vinalines tiếp tục khai thác đến năm 2019 thì chi phí duy tu, bảo dưỡng rất lớn, tàu sẽ không đảm bảo an toàn hàng hải và khai thác. Mặt khác, thị trường thuê tàu dự kiến chưa có tín hiệu phục hồi khiến kết quả kinh doanh của tàu tiếp tục thua lỗ (tính toán dự đoán hơn 97,5 tỷ đồng).

Mặc dù không đảm bảo thu hồi vốn đầu tư, lãnh đạo Vinalines nhìn nhận việc bán/thanh lý tàu VinalinesTrader là cấp thiết nhằm cắt lỗ, tái cơ cấu đội tàu, giảm gánh nặng tài chính cho Tổng công ty, đặc biệt khi Vinalines chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần (dự kiến ngày 30/9/2017 công bố giá trị doanh nghiệp).

Phía Vinalines dự kiến thời điểm bán tàu Vinalines Trader trước 30/6 tới đây theo hình thức bán đấu giá tàu thông qua tổ chức đẩu giá chuyên nghiệp. Nếu việc đấu giá không thành công sau một lần tổ chức bán đấu giá sẽ chuyển sang hình thức bán chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế./.

Theo Việt Hùng

Vietnam+

Đọc tiếp »

Gỗ Trường Thành trình ĐHCĐ phương án phát hành riêng lẻ 1.000 tỷ đồng theo phương án vay chuyển đổi

Việc phát hành dự kiến hoàn thành trước 30/9/2017.

HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) vừa thống nhất thông qua nội dung trình ĐHCĐ về việc phát hành riêng lẻ tối đa 1.000 tỷ đồng theo phương án vay chuyển đổi của cổ đông hiện hữu và/hoặc nhà đầu tư với lãi suất bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng của VietcomBank.

Việc phát hành dự kiến hoàn thành trước 30/9/2017.

Đồng thời giao ông Hà Hoàng Thế Quang chịu trách nhiệm lập tờ trình phà phương án để trình ĐHCĐ thông qua.

Ngày 25/5 vừa qua Gỗ Trường Thành đã chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017 dự kiến tổ chức từ 22/6 đến 30/6 tới đây tại trụ sở công ty tại Bình Dương.

Quý 1/2017 vừa qua dù doanh thu đạt 213 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, các loại chi phí từ giá vốn, chi phí tài chính, chi phí khác…đều giảm nhưng tính đến cuối quý Gỗ Trường Thành vẫn lỗ 16,7 tỷ đồng – con số này thấp hơn rất nhiều so với số lỗ 68 tỷ đồng quý 1 năm ngoái.

Tổng vay ngắn hạn đến cuối quý còn 2.562 tỷ đồng, giảm được 75 tỷ đồng so với đầu năm. Trong số đó có hơn 933 tỷ đồng vay ngắn hạn ngân hàng; hơn 36 tỷ đồng nợ đến hạn phải trả còn lại gần 1.600 tỷ đồng là khaorn vay các đối tượng khác và các đối tượng liên quan.

Ngoài ra, HĐQT Gỗ Trường Thành cũng thông qua việc ông Nguyễn Văn Ngọc thay bà Dương Trịnh Thụy Như làm người được ủy quyền công bố thông tin của công ty từ 1/6/2017.

Mai Nguyễn

Theo InfoNet/TTF

Đọc tiếp »

Cổ phần hóa Lọc dầu Dung Quất: Chốt giá trị doanh nghiệp ở mức 3,2 tỷ USD

Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 đạt xấp xỉ 72.880 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng (xấp xỉ 2 tỷ USD).

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để BSR thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. BSR sẽ là doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.

Công ty BSR, đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với các sản phẩm chính gồm: Propylene, polypropylene, khí hóa lỏng, xăng RON 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực JET A1, dầu hỏa, dầu Diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh.

Sản lượng sản xuất luỹ kế của BSR từ khi Nhà máy đi vào hoạt động đến 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 47 triệu tấn với tổng doanh thu gần 40 tỷ USD. Trong đó, luỹ kế số tiền nộp ngân sách nhà nước trên 7 tỷ USD, gấp đôi tổng mức đầu tư (3 tỷ USD).

Ba tháng đầu năm 2017, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu (ROA) đạt 4,81%. Trong 2 năm 2015 và 2016, lợi nhuận sau thuế của BSR đạt lần lượt là 6.000 tỷ và 5.000 tỷ đồng.

Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý IV năm nay và sẽ chào bán ra công chúng khoảng 5 – 6% cổ phần. Phần còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược.

Sắp tới, BSR dự kiến sẽ tiến hành đầu tư dự án nâng cấp mở rộng với quy mô vốn dự kiến lên đến 1,8 tỷ USD.

Trường An

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Để có thể "cất cánh", Viet Bamboo Airlines của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ phải "xếp hàng" rất lâu sau AirAsia, Vietstar Airlines hay SkyViet

Hãng hàng không Tre Việt hiện nay vẫn còn chưa được thành lập mà mới chỉ tồn tại trên nghị quyết của Tập đoàn FLC. Khi thành lập, Tre Việt sẽ phải xếp hàng chờ cấp phép cùng nhiều hãng hàng không khác như Vietstar Airlines, Air Asia hay SkyViet.

Mới đây, Tập đoàn FLC vừa gây bất ngờ khi ra quyết định thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines).

Hãng hàng không Tre Việt có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, vừa đủ để khai thác 10 tàu bay nếu vận chuyển hàng không quốc tế, hoặc khai thác 30 tàu bay nếu chỉ vận chuyển hàng không nội địa.

Tuy nhiên, hành trình để có thể thực sự bay chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty Viet Bamboo Airlines hiện nay vẫn còn chưa được thành lập.

Phía Tập đoàn FLC cho biết, FLC đang giao Tổng giám đốc Lê Thành Vinh chủ trì việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý và tiến hành các thủ tục có liên quan để đăng ký thành lập Tre Việt theo quy định của pháp luật. Như vậy, Hãng hàng không Tre Việt mới chỉ tồn tại trên nghị quyết của Tập đoàn FLC.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Cục hàng không Việt Nam, Cục vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức nào từ phía FLC. Vị này cho biết thêm, việc thành lập hãng hàng không là quyền tự do kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, luật pháp không cấm. Điều đó có nghĩa, về lý thuyết, hãng hàng không mới của FLC hoàn toàn có cơ hội được bay nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Tuy nhiên, xét trong bối cảnh thực tế hiện nay, FLC sẽ phải xếp hàng cùng với một loạt hãng hàng không khác và việc chờ đợi này có thể sẽ rất lâu.

Vietstar Airlines, hãng hàng không có vốn điều lệ 800 tỷ đồng đã công bố kế hoạch bay từ đầu năm 2016 và nhiều lần nộp hồ sơ xin cấp phép bay nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Trong lần xin cấp phép gần nhất, Vietstar Airlines bị từ chối do phải chờ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Bên cạnh đó, danh sách xếp hàng chờ cấp phép còn có hãng hàng không giá rẻ Air Asia sau khi bắt tay với Tập đoàn Thiên Minh và SkyViet (tái cơ cấu từ VASCO).

Việc FLC lấn sân vào lĩnh vực hàng không diễn ra trong bối cảnh thị trường mới chỉ có 4 cái tên gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO, trong đó sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.

Mặc dù số hãng hàng không chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng hạ tầng hiện nay đã quá tải. Sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng đông đúc, khiến các máy bay phải chờ đợi để được cất cánh, hạ cánh, gây ra tình trạng thường xuyên chậm chuyến.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung

1. Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;

c) Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định này;

đ) Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;

e) Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.

5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đăng tải trên báo 03 số liên tiếp các nội dung của giấy phép.

(Điều 10 - Nghị định 92/2016/NĐ-CP)

Theo Hà My

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Ông Hoàng Nam Tiến: Tôi chỉ thưởng chứ chưa phạt ai bao giờ, việc phạt có cấp phó lo

Theo ông Hoàng Nam Tiến, để giữ được người tài trong công ty, phải giữ chân họ bằng cơ hội nghề nghiệp và môi trường làm việc.

Trong chương trình Cafe 8 số thứ 4 trên fanpage CafeBiz, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software đã có những chia sẻ về việc quản trị, về cách dùng và giữ người trong doanh nghiệp và câu chuyện nhân viên rời bỏ công ty.

Chuyện nhân viên bỏ việc

Ông Hoàng Nam Tiến kể: "Khi tôi về F-Soft, tôi có phỏng vấn các bạn rời bỏ công ty, tựu trung lại có mấy lý do. Lý do thứ nhất là do thu nhập thấp. Lý do thứ hai là do các bạn ghét người quản lý trực tiếp.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây chỉ là vấn đề về lý luận. Công ty chúng tôi có 100 business unit (đơn vị kinh doanh - PV), chẳng nhẽ 100 ông quản lý ở đó đều đáng ghét hay sao? Bạn ghét chỗ này bạn có thể xin sang chỗ khác."

Chủ tịch F-Soft khẳng định, việc bất động với lãnh đạo sẽ xảy ra suốt đời, chừng nào còn đi làm thuê thì nhân viên sẽ luôn có bất động với lãnh đạo.

Ông Hoàng Nam Tiến thẳng thắn chia sẻ, số lượng nhân viên rời bỏ ông cũng rất nhiều. "Tuy nhiên, mỗi em rời bỏ tôi, tôi luôn nói rằng, nếu ra ngoài kia có khó khăn, đừng tự ái, đừng tự ti, gọi điện, quay lại làm việc tiếp. Thậm chí, ở F-Soft chúng tôi có hẳn chiến dịch Homing Peugeon - Chim câu về tổ, nghĩa là nhân viên có lỡ ra đi thì quay về cũng không sao cả".

Ngoài ra, theo ông Tiến, ông chưa gặp ai thành đạt, có nghĩa là có vị trí trong xã hội, trưởng thành về mặt kiến thức, có nhiều tiền bạc... bằng cách thay đổi công ty liên tục. Còn chuyện nhảy việc là lựa chọn của từng người, lãnh đạo không lựa chọn thay được.

Cách giữ chân nhân viên của FPT Software

Về chuyện giữ người, theo ông Hoàng Nam Tiến, công ty phải luôn tạo được chính sách, hệ thống, môi trường để tất cả những ai mong muốn được phát triển, mong muốn có thu nhập cao hơn, mong muốn được thành đạt hơn phải được đáp ứng.

"Tôi khẳng định, giữ người bằng lương là cách tệ nhất, vì luôn có công ty khác trả lương cao hơn. Luôn luôn tồn tại một công ty khác nào đấy trả lương cao hơn công ty chúng ta.

Giữ người phải giữ bằng cơ hội, giữ người bằng môi trường.

Giữ người bằng cơ hội có nghĩa là, nếu như hôm nay, công ty chưa trả được lương bằng một công ty nào đấy, thì phải chỉ ra rằng, trong một thời gian ngắn hạn, 2 năm, 3 năm, nếu như em tiếp tục làm ở đây, em sẽ có cơ hội phát triển về nghề nghiệp, về trình độ, về công việc... ở một mức khác hẳn.

Giữ người bằng môi trường là tạo ra một môi trường làm việc, đầu tiên là chuyên nghiệp, đây là điều không hề dễ ở Việt Nam. Tiếp nữa, môi trường phải dân chủ, phải tự do sáng tạo, môi trường phải vui vẻ, thậm chí môi trường còn phải đẹp. Đấy không phải những tiêu chí đầu tiên, nhưng đó là rất nhiều tiêu chí để tạo nên môi trường làm việc."

Chưa từng phạt nhân viên

Nói về chuyện phạt nhân viên, ông Hoàng Nam Tiến cho biết, từ trước đến nay ông luôn luôn ở vị trí đứng đầu dù là đơn vị nhỏ hay đơn vị to. Vì vậy, ông luôn áp dụng chính sách là mình chỉ thưởng nhân viên, còn phạt thì giao cho cấp phó. Vì vậy, vị Chủ tịch FPT Software chưa phạt ai bao giờ.

Theo ông Tiến, sở dĩ có điều này không phải vì ông từ chối trách nhiệm, mà ông nghĩ rằng đây là chuyện phân vai, mình là nhà quản trị thì chỉ thưởng, còn việc phạt sẽ thuộc về người quản lý.

Theo Hà My

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Thiên Long (TLG) đặt mục tiêu 265 tỷ đồng LNST năm 2017, trình phương án phát hành cổ phiếu thưởng và ESOP

HĐQT Thiên Long cũng dự kiến trình ĐHCĐ thông qua việc nới room ngoại từ 49% hiện nay lên 100%.

CTCP Tập đoàn Thiên Long (mã chứng khoán TLG) sẽ tổ chức họp ĐHCĐ thường niên năm 2017 vào 16/5 tới đây.

Kết quả kinh doanh năm 2016

Năm 2016 Tập đoàn Thiên Long đạt 2.162 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với năm trước đó và vượt 12% chỉ tiêu lợi nhuận mà ĐHCĐ giao phó.

Với kết quả đó, HĐQT công ty trình phương án phân chia lợi nhuận năm 2016 trong đó trích 28,8 tỷ đồng vào quỹ đầu tư phát triển, 28,8 tỷ đồng vào quỹ khen thưởng, phúc lợi (tương ứng 12% tổng LNST). Bên cạnh đó, còn trích 4 tỷ đồng trả thù lao HĐQT, BKS, và trích 2,5 tỷ đồng thưởng vượt kế hoạch cho HĐQT, trích 10 tỷ đồng thưởng vượt kế hoạch cho Ban điều hành và CBCNV công ty.

Còn lại, dự kiến chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 30% trên mệnh giá – tương ứng trích gần 115 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.

Kế hoạch năm 2017

Mục tiêu năm 2017 Thiên Long phấn đấu đạt 2.450 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so với doanh thu đạt được năm 2016; lợi nhuận sau thuế hợp nhất khoảng 265 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2016 và dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%.

Nới room ngoại lên 100%

HĐQT công ty cũng trình ĐHCĐ thông qua việc nới room ngoại từ 49% hiện nay lên 100%, đồng thời điều chỉnh ngành nghề kinh doanh và sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty cho phù hợp.

Phát hành 11,5 triệu cổ phiếu thưởng tăng vốn điều lệ

HĐQT công ty cũng trình phương án phát hành gần 11,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ lên xấp xỉ 500 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành 10:3 (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới).

Nguồn vốn phát hành ưu tiên lấy theo thứ tự từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC tại ngày 31/12/2016 đã được kiểm toán của công ty, thặng dư vốn cổ phần và quỹ đầu tư phát triển. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 2 quý 3 năm 2017.

Tính đến 31/12/2016 trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán của Thiên Long thể hiện còn 315 tỷ đồng lợi nhuận lũy kế sau thuế chưa phân phối, 128 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và hơn 97 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển.

Phát hành cổ phiếu ESOP cho CBCNV được lựa chọn với giá 30.000 đồng/cổ phiếu

Bên cạnh đó, Thiên Long cũng dự kiến phát hành 2,4 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với tỷ lệ phát hành tối đa 5%. Giá chào bán 30.000 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành này khoảng 72 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào vốn lưu động công ty. Số cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Hiện cổ phiếu TLG đang giao dịch quanh vùng giá 105.000 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm tài liệu ĐHCĐ

Thái Phương

Theo Trí thức trẻ/TLG

Đọc tiếp »

Vì sao Anphat Mineral “chào sàn” sau 7 năm hoạt động?

Sau 7 năm xuất hiện trên thị trường, CTCP Nhựa và Khoáng sản An Phát - Yên Bái (Anphat Mineral) đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng để chào sàn chứng khoán trong năm nay. Đâu là thế mạnh để Anphat Mineral tự tin bước vào một “sân chơi” chuyên nghiệp hơn?

Anphat Mineral là công ty thành viên của CTCP Nhựa và Môi trường Xanh An Phát (mã chứng khoán: AAA), Anphat Mineral chuyên kinh doanh hạt nhựa nguyên sinh (PP, PE) và sản xuất hạt nhựa phụ gia CaCO3. Trong đó sản phẩm nổi bật là hạt nhựa phụ gia CaCo3, loại hạt được sản xuất từ bột CaCo3 trên nền nhựa nguyên sinh với mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm chi phí chất tạo màu, tăng độ chịu nhiệu, độ bền, cải thiện cơ lý tính cho sản phẩm cuối cùng.

Hiện công ty đang sản xuất và cung cấp sản phẩm với thương hiệu độc quyền TACAL, với các ứng dụng đa dạng cho PE, PP, PET, PVC, HIPS… Hạt nhựa phụ gia được ứng dụng trong các sản phẩm của ngành nhựa với mục đích giảm giá thành sản xuất, giảm chi phí chất tạo màu trắng, tăng độ chịu nhiệt, độ bền cho sản phẩm;… được dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: bột bả, sơn;… công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp sản xuất các loại giấy…

Được thành lập từ năm 2009, đến nay, Anphat Mineral đã có sự tăng trưởng ổn định với lợi nhuận tăng đều qua các năm. Theo thông tin từ Anphat Mineral, đến thời điểm 31/12/2016, doanh thu của công ty năm 2016 đạt gần 194 tỷ đồng - tăng 3% so với năm 2015 và lợi nhuận sau thuế đạt 11,6 tỷ đồng - tăng gần 80%.

Chỉ tính riêng doanh thu thị trường xuất khẩu, năm 2014 mới chỉ có 53 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng gấp đôi lên 108 tỷ đồng và đạt con số 131 tỷ đồng trong năm 2016.

Hiện tại, nhà máy sản xuất hạt phụ gia với diện tích 40.000 m2, được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, trị giá khoảng 90 tỷ đồng với công suất gần 40.000 tấn sản phẩm/năm đang được nâng cấp trang thiết bị máy móc để tăng công suất lên 100.000 tấn/ năm. Đồng thời, công ty chuẩn bị đưa nhà máy sản xuất bột đá siêu mịn CaCo3 – nguyên liệu đầu vào trực tiếp của hạt nhựa phụ gia, cũng như cung cấp cho hoạt động xuất khẩu ra các thị trường lớn đi vào hoạt động với công suất dự kiến đạt 220.000 tấn/năm khi chạy full công suất.

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp nhựa trong nước chỉ cung cấp được 20% - 30% nguồn nguyên liệu nhựa trong nước, chủ yếu là PVC, PET, PP, PE. Đối với nhựa PVC, PET, hiện có hai doanh nghiệp sản xuất với năng lực 300.000 tấn/năm. Trong khi ngành nhựa đang trong xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ thì nguồn nguyên liệu hóa thạch đang cạn kiệt. Do đó, nhu cầu pha trộn các chất độn như hạt phụ gia CaCO3 trong ngành nhựa rất lớn. Theo Anphat Mineral, nguồn nguyên liệu đá trắng CaCO3 tại Yên Bái được đánh giá là đẹp nhất Đông Nam Á, phù hợp với ứng dụng trong cách ngành nhựa và sơn...

Bởi vậy, với sản phẩm nhựa (PP, PE), Anphat Mineral không có nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường nội địa. Đồng thời, Anphat Mineral định hướng đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hạt nhựa CaCO3 và bột đá CaCO3 để xuất khẩu sang các thị trường lớn là EU, UAE, Nga, Ấn Độ... bên cạnh việc làm nguyên liệu đầu vào cho AAA.

Không chỉ không ngừng nâng cao năng lực sản xuất để góp phần giải “cơn khát” nguyên liệu cho ngành nhựa, hiện tại, Anphat Mineral đang hoàn tất các thủ tục để đầu tư mở rộng hoạt động bằng việc đẩy mạnh hoạt động 2 mảng thương mại hạt nhựa và dịch vụ vận tải trong năm nay. Ông Vũ Thanh Bình - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Anphat Mineral, cho biết:

“Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất với việc đưa dự án Nhà máy sản xuất bột đá CaCO3 đi vào hoạt động, cũng như đẩy mạnh hoạt động thương mại hạt nhựa, dịch vụ vận tải. Hiện tại, công ty đã tích cực cải tiến máy móc, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tăng sản lượng, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm và tập trung phát triển tại các thị trường lớn.”

Năm 2017, doanh thu dự kiến của Anphat Mineral lên tới 1.100 tỷ đồng - tăng gần 5 lần và lợi nhuận sau thuế là 55 tỷ đồng - tăng 375%. Với sự phát triển ổn định trong những năm gần đây, lợi nhuận liên tục tăng trưởng và nhiều tiềm năng phát triển, Anphat Mineral hứa hẹn sẽ là một lựa chọn thú vị cho các nhà đầu tư.

A.D

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Hòa Phát tiêu thụ 163.000 tấn thép trong tháng 4 - tăng 10% so với cùng kỳ

Tuy nhiên nếu so với tháng 3 thì sản lượng thép tiêu thụ giảm hơn 10%.

Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG). Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ trong tháng 4 đạt hơn 163.000 tấn. So với tháng 3, sản lượng thép tiêu thụ giảm hơn 10% nhưng nếu so với tháng 4/2016, thép Hòa Phát vẫn có mức tăng trưởng gần 10%. Lũy kế 4 tháng đầu năm, thép Hòa Phát đã cho ra thị trường 668.400 tấn, tương ứng đạt 33,4% kế hoạch năm 2017.

Điểm đáng lưu ý trong những tháng qua, đặc biệt ở miền Bắc, sức mua của thị trường dân dụng luôn ở mức cao so với các năm trước, do vậy sản lượng tiêu thụ vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ. Tỷ lệ bán hàng giữa khu vực dân dụng và khu vực dự án tại miền Bắc và miền Trung đang ở mức 60% - 40%.

Đối với thị trường phía Nam, 4 tháng đầu năm, chi nhánh thép Hòa Phát tại thành phố HCM đạt 66.800 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Cơ cấu sản lượng bán hàng của khu vực dân dụng cũng đang tăng lên so với những tháng cuối năm 2016. Nếu trong quý IV/2016, sản lượng tiêu thụ khu vực dân dụng chỉ chiếm khoảng 15-20%, nhưng con số này đã tăng lên xấp xỉ 30% tùy từng thời điểm.

Theo đánh giá của lãnh đạo Công ty, trong khoảng 2 tháng tới, thị trường trong nước khả năng sẽ hấp thụ thép tốt hơn do các đại lý đã dần giải phóng hết hàng tồn kho trước đây.

Về xuất khẩu, trong 4 tháng vừa qua, thép Hòa Phát đã xuất khẩu hơn 63.000 tấn thép thanh và thép cuộn sang các nước Mỹ, Canada, Úc, Campuchia, Lào.

Trong mảng thép xây dựng, Hòa Phát đang đẩy nhanh tiến độ giai đoạn 1, dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất công suất 2 triệu tấn/năm, trong đó ưu tiên hạng mục nhà máy cán thép thanh, thép cuộn chất lượng cao để nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước ngay từ năm 2018.

Trong tháng 4 vừa qua, Hòa Phát đã liên tục chốt hợp đồng với các đối tác cung cấp dây chuyền thiết bị, khí công nghiệp hàng đầu thế giới như Danieli (Italia), Messer (Đức) và đang đàm phán với các đối tác khác nhằm mục tiêu hoàn thành lựa chọn các đối tác cung cấp thiết bị, công nghệ chính trong tháng 5/2017.

Mai Linh

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Lo số nợ 300 triệu USD, chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng “cầu cứu” Thủ tướng

Theo VIDIFI, nếu phần hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng không được bố trí vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 sẽ gây khó khăn rất lớn cho vấn đề tài chính, thậm chí phá vỡ phương án tài chính dự án.

Gửi kiến nghị tới Hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp sắp diễn ra trong tháng 5 này, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) kỳ vọng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan giải quyết sớm việc tái cơ cấu các khoản vay nước ngoài của dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

VIDIFI cho biết, tổng các khoản vay nước ngoài của dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là 300 triệu USD, bao gồm 200 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, 100 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức.

Liên quan đến khoản vay này, theo chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1626/BTC-QLN ngày 14/11/2016 xin ý kiến các bộ ngành liên quan về dự thảo cơ chế chuyển đổi, hỗ trợ đối với nguồn vay nước ngoài đầu tư cho dự án.

Theo đó VIDIFI chịu trách nhiệm trả nợ lãi, việc trả nợ gốc được bố trí bằng vốn ngân sách qua Bộ Giao thông vận tải được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, ngày 13/1/2017, Bộ Kế hoạch và đầu tư có ý kiến tại văn bản số 348/BKHĐT-KTĐN chưa thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính.

Bộ này cho rằng, nhiều cơ quan chủ quan trong đó có Bộ Giao thông vận tải hiện đang gặp khó khăn trong cân đối kế hoạch vốn nước ngoài… Do đó, đề xuất đưa các hợp phần được thực hiện bằng vốn vay Hàn Quốc và Đức trong dự án vào kế hoạch đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải út có cơ sở để trí được vốn.

Do vậy hiện nay, thủ tục tái cơ cấu đối với khoản vay nước ngoài 300 triệu USD của dự án vẫn chưa được thực hiện.

Cũng theo VIDIFI, tại báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với dự án ngày 20/1/2017, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện Quyết định số 746/QQĐ-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

“Hiện nay, các chỉ tiêu tài chính thực tế tương đối sát với dự kiến trong phương án tài chính cập nhật của dự án được Bộ Giao thông vận tải rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng các khoản hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án theo Quyết định 746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay vẫn chưa được thự hiện (bao gồm khoản hỗ trợ chi phí GPMB của dự án khoảng 4.069 tỷ đồng, tài cơ cấu các khoản vay nước ngoài 300 triệu USD)”, VIDIFI cho biết.

Theo doanh nghiệp này, nếu phần hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án không được bố trí vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 sẽ gây khó khăn rất lớn cho vấn đề tài chính, thậm chí phá vỡ phương án tài chính dự án.

Hiện nay, số thu phí từ 2 tuyến đường bình quân là 5,5 tỷ đồng/ngày, lãi vay phải trả khoảng 8 tỷ đồng/ngày, số tiền hụt là 2,5 tỷ đồng/ngày (khoảng 900 tỷ/năm), lãi vay chiếm 94% chi phí trong giai đoạn vận hành tuyến đường cao tốc.

Theo VIDIFI, do số vốn đã cho vay dự án chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nếu các khoản hỗ trợ không được cấp theo Quyết định 746/QĐ-TTg sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Ngân hàng này.

VIDIFI cho biết, là một trong những doanh nghiệp đi đầu về hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, nếu các khoản hỗ trợ của Nhà nước không được cấp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP mà Chính phủ đang quan tâm, chỉ đạo, đặc biệt là chủ trương thu hút doanh nghiệp vào đâif tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam.

Dự án đã có các nhóm nhà đầu tư nước ngoài từ Ấn Độ, công ty tư vấn đầu tư từ Úc quan tâm, xúc tiến chuyển nhượng dự án. Tuy nhiên, nếu các hỗ trợ của Nhà nước không được thực hiện sẽ không chỉ ảnh hưởng đến dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mà còn ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hạ tầng nhà nước đang khuyến khích.

Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có tổng mức đầu tư 45.587 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị hơn 30.500 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng gần 3.700 tỷ đồng, chi phí tư vấn gần 1.160 tỷ đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 105,5 km, tốc độ thiết kế 120 km/giờ, có 6 trạm thu phí.

Theo báo cáo của Vidifi, lưu lượng xe trên đường bình quân năm 2016 đạt 20.000-25.000 lượt xe/ngày đêm, thời điểm đầu tháng 3/2017 đạt 28.000 lượt xe/ngày đêm.

Lưu lượng tham gia giao thông trên cao tốc hiện chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng giao thông tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Được xem là đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam, dự kiến, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sẽ mãn tải vào sau 18 năm khai thác.

Theo N.Mạnh

BizLIVE

Đọc tiếp »

Lỗ tiếp trong năm 2016, HoSE cảnh báo cổ phiếu JVC có thể bị rơi vào diện kiểm soát

LNST năm 2016 trên BCTC hợp nhất quý 4/2016 của JVC là -41,48 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/3/3017 là -1.029 tỷ đồng. Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 vẫn là kết quả thua lỗ thì cổ phiếu JVC sẽ bị rơi vào diện kiểm soát.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) thông báo nguy cơ rơi vào diện kiểm soát đối với Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC).

Hồi tháng 8/2016, HoSE đã ban hành quyết định đưa cổ phiếu JVC của Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật do công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2015 là âm 1.335 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/3/2016 là -990 tỷ đồng căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015 (niên độ tài chính từ 1/4/2015 đến 31/3/2016) thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo”.

Ngày 3/5/2017 này, HoSE đã nhận được báo cáo tài chính công ty mẹ và hợp nhất quý 4/2016 của công ty và đã công bố thông tin ra thị trường. Theo đó, LNST năm 2016 trên BCTC hợp nhất quý 4/2016 của công ty là -41,48 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/3/3017 là -1.029 tỷ đồng (Công ty nắm giữ 100% lợi ích và quyền biểu quyết tại Công ty TNHH Kyoto Medical Science và công ty có niên độ tài chính từ ngày 1/4/2016 đến 31/3/2017).

Căn cứ quy chế niêm yết hiện hành, HoSE lưu ý nhà đầu tư về nguy cơ cổ phiếu JVC của công ty sẽ bị đưa vào diện kiểm soát nếu LNST năm 2016 trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016 của JVC là số âm.

Hải An

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Hai công ty hóa chất lớn cùng nóng chuyện sáp nhập, dự kiến sau sáp nhập sẽ là chuyển sàn niêm yết

Bột giặt và hóa chất Đức Giang (DGC) và Hóa chất Đức Giang Lào Cai (DGL) dự kiến sẽ sáp nhập và chuyển sàn niêm yết sang HoSE.

Ngày 10/4 tới đây, CTCP Hóa chất Đức Giang Lào Cai (mã chứng khoán DGL) sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2017. Một trong những nội dung quan trọng trình Đại hội là việc thực hiện sáp nhập các công ty con vào công ty mẹ CTCP Bột giặt và hóa chất Đức Giang (DGC). Ngay cả việc phân phối lợi nhuận 2016 cũng dự kiến sẽ chia sau khi công tác sáp nhập được hoàn thành.

Đây cũng là nội dung chính được trình tại ĐHCĐ thường niên năm 2017 của công ty mẹ CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang họp vào 15/4 tới đây.

Dự kiến sau sáp nhập, sẽ niêm yết cùng 1 mã chứng khoán và sẽ chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HoSE (hiện cả DGL và DGC đều đang niêm yết trên HNX). Vốn điều lệ của DGC sau sáp nhập đạt trên 1.078 tỷ đồng, dự kiến doanh thu hàng năm trên 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận hàng năm đạt trên 500 tỷ đồng.

Trước đó, sau khi cổ phần hóa, ban lãnh đạo và toàn thể cổ đông DGC đã cùng góp vốn thành lập nên CTCP Hóa chất Đức Giang Lào Cai, CTCP phân bón Lào Cai, CTCP Hóa Chất Bảo Thắng và CTCP Hóa chất Đức Giang Đình Vũ. Sau khi sáp nhập, công ty mới sẽ mang tên CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (DGC). Lợi thế sẵn có lâu nay của mỗi công ty con sẽ tạo cho DGC trở thành doanh nghiệp lớn trong ngành hóa chất, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ quặng Apatit.

Ban lãnh đạo 2 công ty cũng trình bày, trường hợp rủi ro việc sáp nhập vào DGC không được thông qua, mà DGL vẫn sáp nhập thành công với các công ty con CTCP phân bón Lào Cai, CTCP Hóa Chất Bảo Thắng thì sau khi hoàn tất việc sáp nhập, DGL không còn là công ty con của DGC mà chỉ là công ty liên kết do tỷ lệ sở hữucủa DGC tại DGL (mới) giảm xuống còn 42,08%. Lúc đó, kết quả kinh doanh của DLG (mới) không được hợp nhất vào DGC mà chỉ chia lợi nhuận, do đó, doanh thu và lợi nhuận của DGC sẽ giảm sút. Do vậy, ban điều hành cả 2 công ty xác định việc sáp nhập và hình thành một công ty duy nhất là CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (DGC), do DGC sở hữu 100% vốn là điều cần thiết.

Phương án và lộ trình sáp nhập đã được ban lãnh đạo 2 công ty trình bày chi tiết trong tờ trình gửi tới ĐHCĐ.

Ngoài ra, dự kiến sau khi DGL sáp nhập với 2 công ty con Phân bón Lào Cai và Hóa Chất Bảo Thắng thì sẽ phát hành 3 triệu trái phiếu chuyển đổi mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, giá trị phát hành theo mệnh giá 300 tỷ đồng cho cổ đông công ty DGL mới với tỷ lệ thực hiện quyền mua 3,006%. Trái phiếu có kỳ hạn 12 tháng, và tỷ lệ chuyển đổi 1:10 (01 trái phiếu tại ngày chuyển đổi sẽ đổi thành 10 cổ phiếu).

Trường hợp thời điểm chuyển đổi diễn ra sau khi DGL hoàn thành sáp nhập vào DGC thì số trái phiếu chuyển đổi này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu DGC cũng với tỷ lệ hoán đổi 1:10.

Số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu 300 tỷ đồng dùng để đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện 100MW do DGL làm chủ đầu tư. Nhà máy có công suất 2x50MW, tổng mức đầu tư khoảng 2.011,37 tỷ đồng tương đương 88,72 triệu USD, thời gian xây dựng trong 24 tháng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, Hóa chất Đức Giang Lào Cai đặt mục tiêu đạt 2.093 tỷ đồng doanh thu, trong đó sản lượng phốt pho vàng ước đạt 17.000 tấn, supe lân kép và phân bón MAP mỗi loại 40.000 tấn, phân supe đơn và supe lân kép mỗi loại 50.000 tấn, cùng 10.000 tấn NPK hóa học và khoảng 60.000 tấn phụ gia thức ăn gia súc…Lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 133,6 tỷ đồng.

Thanh Mai

Theo Trí thức trẻ/HNX

Đọc tiếp »

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên: Bệnh viện đầu tiên sắp lên sàn

Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên là một trong những bệnh viện hàng đầu được trang bị kỹ thuật hiện đại và chuyên sâu. Việc ra đời và hoạt động của bệnh viện đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

Quy mô và trang thiết bị hiện đại

Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2012 với vốn điều lệ là 415 tỉ đồng, hoạt động chính là lĩnh vực bệnh viện, chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Quy mô ban đầu là 150 giường bệnh, được tổ chức thành 12 khoa và 3 phòng chức năng. Đây là một trong những bệnh viện hiện đại, đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết bị y tế hiện đại nhất khu vực miền Đông Bắc.

Bệnh viện gồm 1 tòa nhà 10 tầng, diện tích sử dụng trên 10.000m2, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: Máy chụp cắt lớp vi tính 64 dãy – một trong những thiết bị hiện đại nhất được sử dụng tại cơ sở y tế ở miền núi phía Bắc; máy chụp cộng hưởng từ; máy chụp X quang kỹ thuật số; máy nội soi màu 4 chiều; hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch hoàn toàn tự động; hệ thống máy phẫu thuật nội soi, nội soi chuẩn đoán; hệ thống máy thở hiện đại…

Hiện tại bệnh viện có 230 bác sỹ có kinh nghiệm, trình độ cao và nhiều GS -TS- BS của các bệnh viện Trung ương đang làm việc. Với đội ngũ thầy thuốc giàu kinh nghiệm, trang thiết bị được đồng bộ và hiện đại bệnh viện hoàn toàn có thể thực hiện được những thủ thuật đòi hỏi kỹ thuật cao, chuyên sâu trên các lĩnh vực như: Nội, Ngoại, Nhi, X- Quang, Siêu Âm, Chụp cắt lớp vi tính…

Bên cạnh đó, các phòng điều trị của bệnh viện có đường dẫn cung cấp ôxy ngầm, camera theo dõi diễn biến của bệnh nhân, các thiết bị phục vụ điều trị khác và có đồ dùng sinh hoạt tương đương với phòng ở của khách sạn 3 sao.

Thực trạng quá tải

Sau 5 năm đi vào hoạt động, bệnh viện quốc tế Thái Nguyên đã trở thành địa chỉ uy tín được lựa chọn khi có nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Thái Nguyên và khu vực lân cận. Ngày càng có nhiều người dân đến khám và điều trị tại bệnh viện, dẫn đến tình trạng quá tải cho bệnh viện.

Ngoài ra, việc thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gần đây đã có tác động tích cực đối với cả người bệnh và các cơ sở y tế. Chính sách thông tuyến tạo ra nhiều thuận lợi cho người có thẻ bảo hiểm trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Đặc biêt đối với người dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Theo đó, lượng người dân tham gia khám chữa bệnh tại bệnh viện quốc tế Thái Nguyên cũng tăng lên đáng kể. Theo thống kê mới đây, số lượt khám chữa bệnh lên tới hơn 100 triệu/ năm. Chỉ riêng năm 2016 đã có 148 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tăng 14 % so với năm 2015.

Lợi thế phát triển

Với việc tập trung nhiều trường y và cơ sở y tế, Thái Nguyên là trung tâm đón người dân về khám từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng lao động với Sam Sung giúp bệnh viện đảm bảo nguồn thu lớn khi dự án bệnh viện Yên Bình đi vào hoạt động. Theo một thống kê mới đây từ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên với 180.000 công nhân và cán bộ trong KCN đã đóng góp 92% thu nhập cả tỉnh.

Nhu cầu lớn từ khách hàng Samsung trong khi bệnh viện cũ trở nên quá tải là tiền đề để ban lãnh đạo Bệnh viện quyết định triển khai 2 dự án đầu tư với tổng giá trị hơn 400 tỷ đồng là: Bệnh viện đa khoa Yên Bình và Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên giai đoạn II.

Dự án trong điểm Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2017. Với quy mô hơn 10.000m2, gồm 11 tầng, 200 giường bệnh, dự án có tổng vốn đầu tư lên dến 250 tỷ đồng được tài trợ bằng vốn vay và lợi nhuận giữa các năm trước. Thời gian dự kiến đi vào hoạt động 2017 - 2018. Dự kiến công ty sẽ có ngay nguồn thu từ khách hàng Samsung do đã ký hợp đồng trước đó. Đáng chú ý, trong 5 năm đầu, BVĐKTN sẽ được miễn thuế, 5 năm tiếp theo miễn 50% thuế.

Kế hoạch niêm yết

Dự kiến tháng 4/ 2017 bệnh viện sẽ lưu ký chứng khoán, đây là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán trên hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu. Quý II của năm 2017 sẽ tiến hành niêm yết tại sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh với mức giá chào sàn dự kiến là 25.000vnđ.

A.D

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Sinh sau đẻ muộn lại chẳng quá nhiều tiền, Vietnamobile vẫn tin rằng có thể "sống tốt" trong thị trường đã bão hòa

Vietnamobile là một trong những mạng viễn thông di động non trẻ của thị trường Việt Nam. Trong khi những ông lớn khác như Viettel, Vinaphone đã giành được miếng bánh thị phần lớn và ngày càng lớn hơn thì những mạng viễn thông di động khác lại chưa thấy nhiều động tĩnh đáng chú ý trong việc giành thị phần cho mình.

Tại một trong những sự kiện của chuỗi kỷ niệm 8 năm kể từ ngày thương hiệu Vietnamobile ra mắt tại Việt Nam, Bà Elizabete Fong - Tổng điều hành Vietnamobile đã chia sẻ hàng loạt thông tin về mạng viễn thông non trẻ này.

Bà Fong chưa đưa ra những con số về số lượng thuê bao cũng như doanh thu, lợi nhuận của Vietnamobile. Theo bà, còn quá sớm để nói về điều đó. Đợi khi Vietnamobile làm được "hòm hòm" các thứ rồi công ty sẽ công bố cụ thể hơn.

Vietnamobile là một trong những mạng viễn thông di động non trẻ của thị trường Việt Nam. Trong khi những ông lớn khác như Viettel, Vinaphone đã giành được miếng bánh thị phần lớn và ngày càng lớn hơn thì những mạng viễn thông di động khác lại chưa thấy nhiều động tĩnh đáng chú ý trong việc giành thị phần cho mình.

Theo thống kê của Cục viễn thông, Bộ Thông tin và truyền thông, tính đến hết tháng 10/2016, Việt Nam có hơn 131,9 triệu thuê bao di động có phát sinh lưu lượng. Trong đó có hơn 83,7 triệu thuê bao di động 2G và 48,2 triệu thuê bao di động 3G.

Con số này cho thấy, hiện tại bình quân mỗi người dân Việt Nam đã sở hữu hơn một thuê bao di động. Khi được hỏi Vietnamobile bước vào thị trường khi thị trường đã bão hoà đến mức cạn kiệt nhue vậy thì làm cách nào để công ty có thể tồn tại chứ chưa nói đến cạnh tranh với các ông lớn như Viettel, Vinaphone, bà Fong cười nói: "Chúng tôi biết chúng tôi không giành lại được những thuê bao đã chọn những nhà mạng lớn. Chúng tôi sẽ sống tốt nhờ lớp trẻ".

"Lớp trẻ không bao giờ ngừng tăng trưởng. Bạn cứ nhìn những học sinh, chúng cứ lớn dần lên và đây là lứa tuổi bắt đầu dùng điện thoại. Chúng tôi tiếp cận nhóm khách hàng này, lúc đó, vì chưa từng dùng dịch vụ viễn thông di động nên chưa hình thành thói quen, chúng tôi có cơ hội được lựa chọn và tôi tin rất nhiều bạn trẻ sẽ lựa chọn chúng tôi".

Để chỉ rõ các điểm khác biệt có thể thu hút giới trẻ, bà Fong nói rằng Vietnamobile sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu là giới trẻ. “Với kinh nghiệm đầu tư ở nhiều thị trường trên thế giới của tập đoàn Hutchinson, chiến lược của chúng tôi là tập trụng nâng cao trải nghiệm dịch vụ của người dùng nhằm làm phong phú thêm cuộc sống thú vị của họ”, bà Fong nói. Đáng chú ý phải kể đến những dịch vụ mới như Mobile TV (dịch vụ xem truyền hình trên di động), gói Youtube tốc độ cao, Voice 4 Teen và một ứng dụng vui nhộn mang tên Drappy (công nghệ thực tế tăng cường) người chơi có cơ hội nhận các giải thưởng nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 8 này.

Khi được hỏi vì sao các nhà mạng lớn đã đầu tư mạnh vào phát triển 4G thì người "sinh sau đẻ muộn" như Vietnamobile lại đầu tư hàng trăm triệu đô phát triển mạng 3G đã sắp sửa lỗi thời, bà Fong lý giải đó là do...chính sách. Lúc công ty xin cấp phép đầu tư thì chỉ được duyệt đầu tư 3G. Còn thực tế, công nghệ công ty sử dụng cho phép công ty nâng cấp lên 4G bất kỳ lúc nào.

Việt Nam hiện có 5 nhà cung ứng dịch vụ mạng viễn thông di động bao gồm Viettel, VinaPhone (thuộc tập đoàn VNPT), MobiFone, Vietnamobile và Gmobile. Bên cạnh những động thái cạnh tranh mạnh mẽ của những nhà mạng lớn thì những nhà mạng nhỏ hơn có vẻ như cũng đang có những kế hoạch cho riêng mình.

Phương Chi

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 3,5 tỷ USD trong năm 2021

Riêng năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 51.000 tỷ đồng – tăng 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 9.735 tỷ đồng – tăng 4%. Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ tối thiểu là 50% lợi nhuận sau thuế.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) thông báo sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua cổ tức còn lại của năm 2016 với mức cổ tức 2.000 đồng/cp. Ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức đợt 2/2016 là ngày 05/05/2017 và ngày thanh toán là 22/05/2017.

Theo tài liệu ĐHCĐ, Vinamilk đạt kế hoạch tổng doanh thu đến năm 2021 là 80.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội địa 61.000 tỷ đồng (chiếm 75%), doanh thu tại các thị trường nước ngoài 19.000 tỷ đồng (chiếm 25%). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước là 10%/năm, bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường.

Tính đến năm 2021, tổng số lượng đàn bò tại các trang trại của Vinamilk dự kiến đạt 44.400 con. Lượng sữa thu mua từ các trang trại Vinamilk đạt 157.000 tấn, và lượng sữa thu được từ các hộ nông dân đạt 251.000 tấn.

Riêng năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 51.000 tỷ đồng – tăng 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 9.735 tỷ đồng – tăng 4%. Cần chú ý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân của Vinamilk năm 2017 đang ước tính ở mức 17,5%, cao hơn mức 16,7% năm 2016.

HĐQT cũng trình ĐHCĐ kế hoạch trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ tối thiểu là 50% lợi nhuận sau thuế. Tạm ứng đợt 1 năm 2017 vào tháng 8 - 9 năm 2017 và đợt 2 năm 2017 vào tháng 5 – 6 năm 2018.

Hà Phương

Theo Trí thức trẻ/VNM

Đọc tiếp »

Tại sao ông Nguyễn Bá Dương (Coteccons) tham gia ứng cử HĐQT của Vinamilk?

Sau cú bắt tay với FPT, Vinamilk dự kiến gì với Coteccons?

Tờ trình trong cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên 2017 tới đây của HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM ) vừa gây bất ngờ thú vị đối với các nhà đầu tư khi danh sách ứng cử viên cho HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 xuất hiện một cái tên “lạ”. Đó là ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD).

Vinamilk và Coteccons đều là 2 doanh nghiệp lớn đầu ngành nhưng hoạt động trong 2 lĩnh vực không liên quan gì đến nhau: Một là ngành sữa – một là ngành xây dựng.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về sự kiện này, ông Nguyễn Bá Dương cho hay, ông tham gia ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới của Vinamilk chỉ dưới tư cách thành viên độc lập, nhân “mối duyên” một lần lãnh đạo của Coteccons đến thăm Vinamilk và được bà Mai Kiều Liên đưa ra đề nghị.

“Chúng tôi chưa có kế hoạch hợp tác nào cả. Tôi cũng chưa hình dung ra việc hợp tác giữa 2 bên sẽ như thế nào.” – ông Bá Dương nói.

Có thể thấy nhiều sự thay đổi bất ngờ và táo bạo của Vinamilk trong thời gian gần đây. Tiêu biểu là việc hợp tác với FPT Retail triển khai hệ thống chuỗi cửa hàng chuyên doanh sữa Vinamilk trên toàn quốc.

Sự kết hợp giữa chuỗi 150 cửa hàng bán lẻ sữa của Vinamilk cùng chuỗi 350 cửa hàng bán lẻ điện tử của FPT (FPT Shop và F.Studio của FPT) để mở rộng chuỗi cửa hàng giới thiệu và chuyên doanh sản phẩm sữa Vinamilk được hai thương hiệu kỳ vọng sẽ tối đa hóa các thế mạnh của mỗi thương hiệu trong sản xuất và phân phối, bán lẻ.

Vinamilk cũng đang có động thái mạnh mẽ phát triển những kênh phân phối mới, sau khi vừa ra mắt trang thương mại điện tử chuyên kinh doanh các sản phẩm Vinamilk.

Gia Khang

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

ĐHĐCĐ Safoco: Năm 2017 không tăng trưởng do cạnh tranh khốc liệt với thực phẩm chế biến ngoại

Sáng ngày 7/4/2017, công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco (Safoco - mã SAF) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 tại TP.HCM.

Safoco là một trong những đơn vị sản xuất ở lĩnh vực thực phẩm chế biến nên năm 2016 ngoài những khó khăn chung công ty còn phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các sản phẩm hàng rẻ, hàng nhái giá rẻ và các sản phẩm nhãn hàng riêng, sản phẩm cùng chủng loại với Safoco nhập khẩu từ các nước ASEAN được bày bán ở các siêu thị lớn… Vì vậy, công ty phải đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, tăng chi phí khuyến mại… để phát triển và giữ vững thị phần.

Năm 2016, ban lãnh đạo của Safoco đã khai thác tốt thế mạnh của 4 nhóm sản phẩm: mì sợi, nui, bún, bánh tráng. Do đó, tổng sản lượng bán ra đạt 11.119 tấn. Tổng doanh thu đạt trên 884 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 37,5 tỷ đồng. Mức cổ tức năm 2016 chia 34%.

Năm 2017, Safoco dự kiến các chỉ tiêu kinh doanh như sau: Sản lượng bán ra dự kiến 11.200 tấn, tăng 7% so với năm 2016. Tổng doanh thu dự kiến 900 tỷ đồng, tăng 1,8% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế dự kiến là 37,6 tỷ đồng, không tăng so với năm 2016. Mức cổ tức dự kiến chia 27%/cổ phần.

Thảo luận

Công ty cho biết công suất của dây chuyền máy móc hiện nay? Công ty có kế hoạch mở rộng sản xuất để tăng sản lượng không và có dòng sản phẩm mới nào đưa ra thị trường?

Bà Phạm Thị Thu Hồng, Tổng giám đốc Safoco: Hiện nay máy móc của công ty mới chỉ sử dụng 75% công suất, hằng năm công ty có nâng cấp sữa chữa máy móc, nhà xưởng.

Tăng trưởng của bún tươi và nui đã tăng nhanh, nếu trước đó chỉ 100 tấn, nay từ 160-200 tấn.

Về phát triển sản phẩm thì hiện Safoco có 4 dòng sản phẩm khô sử dụng tối đa nguồn từ gạo và kỳ vọng tăng trưởng lớn. Hiện có một số sản phẩm không nằm trong quy trình máy móc của công ty mà khách hàng có đơn hàng như snack thì không sản xuất.

Tính từ 2011 đến nay thì năm 2016 có biên lợi nhuận gộp thấp nhất dù giảm chỉ 0,34%. Biên lợi nhuận gộp giảm chỉ là tạm thời hay sao? Thị phần của Safoco đến nay có tăng không? Xử lý sản phẩm nhái thế nào?

Biên lợi nhuận gộp thực chất không giảm, vì năm 2016 vốn của công ty tăng từ 59 tỷ đồng lên 79 tỷ đồng và chia theo vốn tăng trưởng khiến biên lợi nhuận gộp giảm.

Thị phần của Safoco trong tình hình cạnh tranh khốc liệt nhưng vẫn tăng 10%.

Thị trường của Safoco trải dài trên cả nước, hệ thống siêu thị, các cửa hàng nhỏ lẻ, chợ truyền thống đều có sản phẩm của Safoco. Thị trường xuất khẩu cũng đang tăng.

Về sản phẩm hàng nhái, một số cơ sở nhỏ lẻ nhái thương hiệu (nhái logo), thậm chí nhái cả dòng chữ in ấn, font chữ sản phẩm của Safoco đều đã được công ty cùng cơ quan chức năng xử lý. Còn mặt hàng trong siêu thị không có hàng nhái.

Để giữ vững thương hiệu, có hệ thống siêu thị lớn yêu cầu Safoco đóng gói 5kg, 10kg với bao bì trắng để họ in nhãn hàng riêng của họ nhưng Safoco không làm.

Sự thoái vốn của cổ đông Nhà nước thế nào? Kế hoạch kinh doanh năm 2017 không tăng so với 2016, nguyên nhân?

Nguyên nhân khiến lợi nhuận năm 2017 không tăng vì Việt Nam đang hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Có những sản phẩm ngoại tràn vào thị trường giá rẻ hơn, do đó Safoco giữ thị phần bằng tăng sản phẩm dù lợi nhuận không tăng

Hiện nay, có nhiều đại gia lớn trong ngành thực phẩm đã mua cổ phần của nhiều siêu thị, từ đó họ có lợi thế đưa hàng lên kệ siêu thị thuận lợi và vị trí đẹp… chính những yếu tố này khiến cho mặt hàng của các nhà cung cấp cho siêu thị càng phải tăng thêm cạnh tranh từ các đơn vị này.

Về lộ trình thoái vốn xin không chia sẻ ở đây và sẽ thông báo đầy đủ.

Năm 2016, xu hướng hàng tồn kho tăng mạnh, nguyên nhân? Xu hướng giá nguyên vật liệu trong thời gian tới thế nào?

Đối với 1 doanh nghiệp luôn luôn có hàng tồn kho, nguyên nhân hàng tồn kho của Safoco có tăng cũng do việc dự trữ phòng trừ giá hàng hóa nguyên liệu đầu vào biến động, khó đoán. Khi có hàng dự phòng thì công ty sẽ không sợ bất kỳ tình huống biến động nào của thị trường hay thời tiết và luôn có hàng cung cấp ra thị trường.

Chẳng hạn, quý I/2016, vụ mùa Đông – Xuân có nguyên liệu gạo tốt nhất trong năm và công ty gia tăng dự phòng để đảm bảo chất lượng hàng tốt nhất. Trong suốt 10 năm nay dự báo của công ty khá chính xác về nhu cầu hàng hóa, giá cả nguyên vật liệu nên đảm bảo chất lượng, giá cả và số lượng sản phẩm cho thị trường.

Kết thúc đại hội, cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình của Safoco, gồm: Tờ trình phân phối lợi nhuận 2016; Kết quả kinh doanh năm 2016 và kế hoạch năm 2017; Tờ trình về thù lao của HDDQT và Ban kiểm soát; Tờ trình về chấp thuận ông Trần Hoàng Thao tiếp tục là Chủ tịch HĐQT của Safoco nhiệm kỳ còn lại 2013-2017…

Theo Hoàng Anh

Bizlive

Đọc tiếp »

Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Vàng Phước Sơn do không đàm phán được phương án trả nợ cho nhà thầu

Phước Sơn hiện đã trả được 73% số nợ thuế nhưng không đàm phán được khoản nợ 19 tỷ đồng của Công ty Abel Việt Nam.

Ngày 4/4/2017, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn đã phát đi thông cáo về việc Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định vmở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp này.

Vàng Phước Sơn (PSGC) cho biết: do quá khó khăn trong quá trình hoạt động, dẫn đến việc bị thua lỗ, mất vốn, từ tháng 7/2014 công ty đã phải ngừng hoạt động, dẫn đến gần 1.000 lao động bị mất việc làm. Từ tháng 7/2015, được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam và các ban ngành, PSGC đã hợp tác chặt chẽ với Công ty Cổ phần Vàng VACO (VACO), Ngân hàng TMCP Việt Á (VAB) triển khai đề án tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp để dần từng bước phục hồi hoạt động sản xuất.

Ngày 19/07/2016, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 5337/QĐ-CT cho phép PSGC được nộp dần số nợ thuế khoảng 335 tỷ đồng trong vòng 11 tháng (bình quân mỗi tháng hơn 30 tỷ đồng) với sự bảo lãnh thanh toán của VAB. Đến thời điểm hiện tại, sau 08 tháng thực hiện, PSGC đã thanh toán được khoảng 244 tỷ đồng, chiếm 73% tổng số nợ thuế. Ngoài ra các thành viên mới của PSGC đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhằm phục hồi hoạt động sản xuất của PSGC.

Kết quả, từ giữa tháng 08/2016, PSGC đã chính thức đưa mỏ vàng Đăk Sa thuộc huyện Phước Sơn vào khai thác trở lại; đồng thời, cũng tiến hành sửa chữa máy móc, thiết bị nhằm sớm đưa Nhà máy chế biến vàng Phước Sơn vào vận hành sản xuất.

Do Công ty bắt buộc phải xuất khẩu 100% sản phẩm theo Giấy chứng nhận đầu tư, việc Công ty được cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu là một trong những điều kiện tiên quyết để đưa Nhà máy chế biến vàng Phước Sơn hoạt động trở lại. Hiện tại, Công ty vẫn đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép xuất khẩu năm 2017.

Đối với các khoản nợ khác, trong đó có nợ của các nhà cung cấp, Công ty đã và đang nỗ lực thương lượng với từng chủ nợ về kế hoạch trả nợ phù hợp với điều kiện tài chính và tình hình phục hồi hoạt động sản xuất thực tế của Công ty và đã đạt được thỏa thuận với nhiều chủ nợ lớn.

Đối với khoản nợ khoảng 19 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tư vấn và kỹ thuật Abel Việt Nam (Abel Việt Nam) – nhà thầu đã có quá trình hợp tác lâu dài và tốt đẹp với PSGC. PSGC cho biết sau rất nhiều nỗ lực đàm phán, thương lượng về kế hoạch trả nợ phù hợp với tình hình thực tế nhưng rất tiếc không được Abel Việt Nam chấp nhận, dẫn đến việc Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ra Quyết định số 01/2017/QĐ-MTTPS ngày 24/3/2017 về việc mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Vàng Phước Sơn.

Công ty TNHH Vàng Phước Sơn rất thấu hiểu và thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của các nhà cung cấp và luôn thiện chí hợp tác để từng bước khắc phục tồn tại cũ. PSGC cho biết công ty luôn mong muốn sớm quay lại hoạt động để tạo nguồn thu, trả hết tất cả các khoản nợ cho các nhà thầu, nhà cung cấp và tiếp tục phát triển. Nhưng với động thái đẩy Công ty đến tình trạng phá sản, toàn bộ kế hoạch tái cấu trúc, trả nợ thuế, nợ nhà thầu, nhà cung cấp sẽ thất bại.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Công ty TNHH Vàng Phước Sơn với sự đồng hành của các thành viên góp vốn và Nhà tài trợ vốn (VAB) vẫn kiên quyết tiếp tục thực hiện thành công đề án tái cấu trúc đã được phê duyệt nhằm sớm đưa Nhà máy vàng Phước Sơn quay lại hoạt động.

PSGC hiện có vốn điều lệ 107,3 tỷ đồng với 3 thành viên góp vốn là Công ty New Vietnam Mining Corp thuộc Tập đoàn Besra (sở hữu 50% vốn), công ty vàng VACO (35%) và CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam - MIC (15%).

Trường An

Theo Trí thức trẻ

Đọc tiếp »